CUNG ỨNG GIẢI PHÁP CNC VÀ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT

Chạy tiêu đề

++ Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của tôi ++ Liên hệ số ĐT: 0989.222.435 hoặc Email: vanvo.vtv@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất ++

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

On 22:39 by SẢN PHẨM CAD/CAM/CNC - THIẾT BỊ GIA CÔNG CƠ KHÍ   No comments
Kỹ thuật thiết kế ngược theo hướng tự động hóa thường được chia làm 3 giai đoạn là: lấy mẫu (số hóa bề mặt) bằng thiết bị đo quét tọa độ; xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình thiết kế trên phần mềm CAD; ứng dụng.

            Giai đoạn lấy mẫu là giai đoạn số hóa bề mặt mẫu bằng các loại thiết bị đo quét tọa độ. Các loại thiết bị đo quét tọa độ được lựa chọn tùy theo hình dạng của chi tiết, yêu cầu độ chính xác, vật liệu chi tiết, kích thước chi tiết... Hai loại thiết bị đo quéttọa độ phổ biến nhất hiện nay là thiết bị đo không tiếp xúc và thiết bị đo tiếp xúc. Điển hình của 2 loại máy này là máy quét laser và máy đo tọa độ (Coordinate Measuring Machine - CMM). Trong giai đoạn này thiết bị đo tọa độ sẽ thu nhận dữ liệu hình học của đối tượng ở dạng tọa độ của các điểm (x,y, z), sau đó sẽ tập hợp các điểm trên bề mặt đối tượng được mô tả như “đám mây điểm”.
            Tiếp theo là giai đoạn xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình, giai đoạn này sử dụng 2 phần mềm là phần mềm tạo lưới (có khả năng tự động phủ lưới qua tất cả các điểm dữ liệu) và phần mềm mô hình hóa 3D (có khả năng mô hình hóa các đường cong, mặt cong NURBS, xây dựng mô hình thiết kế CAD từ mô hình lưới điểm thông qua sự tương tác của người sử dụng với giao diện của phần mềm).
            Sau cùng là giai đoạn ứng dụng, mô hình thiết kế có thể được tinh chỉnh, tối ưu bằng các phương pháp phân tích CAE, hay chuyển sang công đoạn thiết kế khuôn cho sản phẩm và cuối cùng là xuất dữ liệu thiết kế dưới dạng bản vẽ kỹ thuật.
Có thể sử dụng trực  tiếp dữ liệu thiết kế cho công đoạn sản xuất bằng cách chuyển mô hình CAD sang phần mềm CAM để lập trình gia công CNC, hay chuyển sang dữ liệu STL cho quá trình tạo mẫu nhanh.
            Ngoài việc phục vụ thiết kế chế tạo, quy trình thiết kế ngược còn được sử dụng để kiểm tra, đánh giá độ chính xác giữa sản phẩm gia công so với nguyên mẫu.

Phạm vi ứng dụng:
            Các lĩnh vực ứng dụng chính của thiết kế ngược:
- Thiết kế chế tạo khuôn mẫu ( khuôn nhựa , khuôn đúc , ...)
- Gia công CNC  (Dữ liệu mô hình CAD đầu vào)
- Thiết kế , sản xuất hàng tiêu dùng  (Điện thoại , đồ gia dụng)
- Công nghiệp ô tô , hàng không , y tế và giáo dục , ...
- Sao chép , phục hồi ,sản xuất phụ tùng đơn chiếc không còn sản xuất hoặc thiết kế
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét